Rui mè là gì? Tìm hiểu hệ rui mè thép nhẹ

Rui mè là một trong những bộ phận quan trọng tạo nên khung xương chịu lực cho mái ngói. Để hiểu rõ hơn, thì hãy cùng Fujitruss tìm hiểu hệ rui mè thép nhẹ ( thông số, tiêu chuẩn, vật liệu, cấu tạo). Cách tính rui mè lợp ngói và khoảng cách rui mè lợp ngói phù hợp nhất!

Rui mè là gì?

Rui là gì?

Rui ( Cầu phong ) có kích thước khá mỏng. Vị trí rùi được lắp đặt nằm đè lên thanh hoành. Trong một vài trường hợp có thể sử dụng rui chồng (tức là một phần rui đục chữ thọ thay thế cho phần ngói màn).

rui

Mè là gì?

Mè ( Li-tô ) có tác dụng liên kết và giữ rui. Thông thường, để khi nhìn lên mái không bị lộ các thanh mè, người ta thường đặt vị trí các thanh mè sẽ được giấu ở các thanh hoành. Khoảng cách các thanh mè không giống các thanh hoành mà nằm thưa hơn rất nhiều.

rui mè là gì

Với nhà truyền thống kiến trúc cổ và nhà gỗ, rui mè thường được sử dụng từ vật liệu gỗ. Ngày nay người ta chuyển sang sử dụng rui mè thép mạ nhôm kẽm, đáp ứng tối đa mọi mái lợp ngói.

Hệ rui mè thép nhẹ

Trong xây dựng nhà, hệ thống rui mè thép là một trong những cấu kiện quan trọng làm nên khung nhà góp phần dựng lên phần mái nhà vững chãi.

Các thanh mè đỡ ngói là những thanh gỗ đặt song song với nhau và vuông góc với phần dốc của mái.

hệ rui mè thép nhẹ

Trong kết cấu các thanh mè được đỡ bằng thanh rui có kích thước lớn hơn. Chất lượng thép sử dụng làm rùi mè phải là loại tốt giúp chặn sự võng mái theo thời gian. Rui mè đạt được chất liệu tốt nhất thì nên sử dụng kích cỡ như sau:

  • Kích thước cỡ mè tối thiểu là 50 mm x 25 mm.
  • Rui trung tâm là 600 x 600 mm
  • Khoảng cách mè từ 310 đến 343mm

Ưu điểm nổi bật

Thời xa xưa thanh Mè được làm từ thanh tre, thanh nứa, các thanh sắt vuông 15, vuông 20 để làm thanh mè.

Tuy nhiên sắt đen lại bị gỉ sét nên phải sơn bảo dưỡng thường xuyên và với độ cao của mái nhà thì việc sơn bảo dưỡng rất khó thực hiện.

Gần đây, ngành công nghiệp xây dựng phát triển đã áp dụng công nghệ Nhật Bản trong quá trình sản xuất cùng với việc sử dụng nguồn nguyên vật liệu thép được nhập khẩu chính hàng. Thanh mè thép mạ hợp kim nhôm kẽm không bị gỉ sét, có trọng lượng siêu nhẹ.

Thanh mè thép mạ hợp kim nhôm kẽm

Với những ưu điểm nổi bật hơn hẳn các vật liệu trước đây:

  • Hiệu quả về chi phí. Tốc độ thi công vượt trội ( khoãng 3 – 4 ngày cho mái nhà diện tích 250 m2)
  • Siêu nhẹ, bền, chắc, độ bền cao gấp 10 lần so với thép hộp kẽm. Rất nhẹ 20 lần so với sắt thép, gỗ,….
  • Chất lượng ổn định, không bị võng, cong, oằn hay vặn xoắn. Tốc độ thi công vượt trội ( khoảng 3 – 4 ngày cho mái nhà diện tích 250 m2)
  • Không mục, không rỉ sét, có khả năng chống ăn mòn cao gấp 8 lần so với thép đen
  • Chống mối mọt, côn trùng 100%
  • Không bắt lửa (chống cháy)
  • Thân thiện với môi trường.

Tiêu chuẩn chất lượng rui mè thép nhẹ

Tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu: sử dụng loai thép cuộn hợp kim mạ nhôm kẽm GL AZ100/AZ150 G550 Mpađạt chỉ tiêu thành phần theo JIS G3121; ASTM-E415-17.

Tiêu chuẩn chất lượng TCVN 197: 2014; TCVN 4392: 1986: Tất cả Sản phẩm Phú Thịnh sau sản xuất đã được kiểm nghiệm và cấp chứng nhận của trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất 3 (Quatest 3) về các chỉ tiêu: độ dày lớp mạ , chiều dày sản phẩm, giới hạn chảy, lực kéo đứt, giới hạn bền kéo. Cam kết về khả năng chống gỉ 20 năm, độ cứng sản phẩm phù hợp cho công trình xây dựng.

Thông số rui mè xà gồ

Thanh Li Tô/mè thép được làm từ thép mạ hợp kim nhôm kẽm zincalume G550, AZ100 (tương đương 5500kg/cm2, trọng lượng lớp mạ tối thiểu 100g/m2).

Thanh mè thép mạ hợp kim nhôm kẽm

Thanh mè TS được cán định hình theo hình omega, được chấn sóng gân hai bên nhằm tạo độ cứng cho sản phẩm . Sản phẩm luôn đi đồng bộ với hệ khung kèo nên sẽ có đủ 3 màu trắng , xanh và đồng.

Stt Mã hiệu Độ dày sau mạ Công dụng
1 TS35.48 50 dem Rui/mè để lợp ngói
2 TS40.48 50 dem Rui/mè để lợp ngói
3 TS54.48 50 dem Mè chân/ mè đuôi đỡ ngói
4 TS54.75 78 – 80 dem Xà gồ / cầu phong
5 TS54.100 1 – 1.02 ly Cầu phong
6 TS15.75 78 – 80 dem Xà gồ / rui cho mái bê tông
7 TS15.100 1 – 1.02 Xà gồ / cầu phong

Ứng dụng

Thanh rui / mè thép mạ nhôm kẽm TS35.48 được sử dụng để làm cầu phong, giằng vì kèo trong thi công các hệ mái nhà khung kèo thép nhẹ: hệ khung vì kèo thép mạ hai lớp – 3 lớp cho mái lợp tôn, mái lợp ngói, mái bê tông lợp ngói. Trong quá trình sử dụng đối với những công trình có khoảng cách lớn thì cấn phải sử dụng xà gồ ốp đôi để tạo thành 1 hộp hình khối thống nhất.

Cách tính rui mè lợp ngói

Hệ xà gồ sổ dọc, xà gồ được xả xuôi theo chiều rộng của mái nhà, khoảng cách tuân thủ theo tiêu chuẩn thiết kế và tính toán phù hợp với phong thủy ( Sinh, não, bệnh, tử hay xuân, hạ, thu, đông). Phần rui / mè được liên kết với xà gồ bằng vít tự khoan với khoảng cách phù hợp để lợp ngói.

Khoảng cách rui mè lợp ngói

+ Hàng mè đầu tiên, tức hàng mè ở phía dưới cùng mái ngói: Bạn cần đảm bảo việc lắp đặt sao cho khoảng cách phủ bì giữa thanh mè và tấm diềm mái bên ngoài đạt 32.5cm.

khoảng cách rui mè

+ Hàng mè trên nóc mái: Bạn cần phải xác định đều rồi gắn 2 hàng mè ở vị trí trên nóc mái sao cho khoảng cách giữa hai hàng mè đạt 8cm.

+ Các khoảng còn lại: Bạn hãy thực hiện đo chiều dài khoảng còn lại từ hàng mè thứ nhất cho đến hàng mè nóc mái. Sau đó, bạn hãy chia đều khoảng cách các hàng thành những khoảng bằng nhau. Các khoảng đó sẽ dao động từ 31-33cm.

Lưu ý: Nếu khoảng cách rui mè nằm ở vị trí ngoài giới hạn cho phép, chúng sẽ gây khó khăn cho bạn trong quá trình thi công lợp mái ngói. Mặt khác, khi dùng ngói sẽ bị rò rỉ nước. Vậy nên, khi thực hiện chia mè, bạn phải tính toán kỹ và thực hiện cẩn thận sao cho phù hợp với độ dóc mái ngói tương ứng của công trình

Cách tính rui mè lợp ngói

Bên cạnh đó, việc chia khoảng cách mè thực hiện trên mỗi mặt mái nhà sẽ có sự khác nhau. Không phải các thanh mè ở trên mặt mái đều có thể nối chạm nhau hoàn toàn. Chúng vẫn có độ chênh lệch khá lớn nhưng sau khi lợp ngói chính là ngói phụ kiện vào, bạn sẽ khó nhận ra được sự lệch lạc giữa các hàng ngói nếu có.

Cách lắp đặt rui mè lợp ngói

Thực tế, thanh mè đỡ ngói trên thị trường hiện nay được thiết kế song song với nhau. Chúng thường được đặt vuông góc với phương gốc mái ngói. Nếu muốn rui mè đạt chất lượng tốt nhất, bạn nên dùng cỡ mè có kích thước tối thiểu là 50x25mm. Phần rui trung tâm có kích thước 600x600mm. Còn khoảng cách mè tiêu chuẩn sẽ dao động từ 310 đến 343mm.

Cách lắp đặt rui mè lợp ngói

Trong quá trình thi công lợp mái ngói, bạn cần phải tính toán, đo đạc kỹ và sắp xếp vị trí rui mè thuộc hệ giàn mái cẩn thận. Bạn cần phải đảm bảo rui mè được đặt tại vị trí lẫn khoảng cách hợp lý. Hạn chế tình trạng rui mè bị nhô ra ở phần mái hiên. Chúng sẽ khiến cho chủ đầu tư mất thêm chi phí cho quá trình cắt nhiều ngói tại vị trí rìa mái hoặc tại vị trí tiếp giáp giữa tường và mái.

Mặt khác, bạn cần phải tính toán để trên cùng các thanh mè có độ cao bằng phẳng tương đối. Nhờ đó, quá trình thi công lợp ngói được diễn ra thuận lợi, dễ dàng và đẹp hơn. Tránh tình trạng mái hiên không nghiêng về phía sau dẫn tới bị ứ đọng nước.

Cách lắp đặt rui mè lợp ngói

Riêng 2 thành mè nằm nóc phải gần nhau sẽ có khoảng cách dao động từ 50-100mm. Cho tới khi bạn lợp ngói nóc và lót nóc sẽ có khả năng che phủ hàng ngói chính một cách đẹp nhất. Còn thanh mè cuối cùng sẽ phải cao gấp đôi so với mè kế bên. Lý do là bởi hàng ngói cuối không chồng lên hàng ngói nào nữa.

Quý khác có nhu cầu thi công mái ngói nhẹ liên hệ ngay cho hotline 033.747.6668 của Fujitruss để được tư vấn chi tiết nhé!