Tiêu chuẩn độ dốc mái ngói tối thiểu là bao nhiêu?

Độ dốc ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thoát nước của mái nhà mỗi khi trời mưa. Do vậy một mái nhà với độ dốc hợp lý sẽ giúp chủ nhà hạn chế được tình trạng nước bị tù đọng trên mái dẫn đến dột nước thấm ngược vào trong nhà là rất cần thiết và vô cùng quan trọng. Vì vậy vấn đề độ dốc mái ngói là vấn đề được rất nhiều người quan tâm khi lợp nhà bằng ngói. Đây là một bước hết sức quan trọng, khi thi công cần phải đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, các chỉ số cần phải chính xác. Vậy bạn đã biết độ dốc mái ngói tối thiểu là bao nhiêu? độ dốc mái ngói bao nhiêu là hợp lý? Cách tính độ dốc mái ngói đúng tiêu chuẩn?

Độ dốc mái nhà là gì?

Độ dốc mái ngói được tạo ra từ thanh đáy và thanh cánh của kèo. Có vai trò vô cùng quan trọng trong kết cấu của ngôi nhà, là thành phần quyết định kiến trúc mái. Đặc biệt độ dốc mái càng lớn sẽ giúp lợp ngói càng an toàn.

Độ dốc lý tưởng nhất vừa đáp ứng được công năng thoát nước vừa giúp căn nhà thẩm mỹ hơn. Độ dốc mái ngói chuẩn sẽ hạn chế được tình trạng nước ứ đọng, thấm dột cho ngôi nhà bạn.

Trên là một dạng kèo điển hình trong việc thi công mái ngói, độ dốc mái ngói ta có thể xác định bằng góc hay phần dốc.

độ dốc mái nhà

Kèo trên ta xác định như sau : Góc kèo là 30 độ hay độ dốc mái là 58%

Hiện nay, độ dốc mái tiêu chuẩn cho các nhà phố hay nhà biệt thự thông thường có độ dốc có góc từ 30 độ (tương ứng độ dốc mái 58%) trở lên. Đây là độ dốc thông dụng nhất cho việc thi công mái ngói. Với độ dốc này sẽ hạn chế việc bị nước mưa tạt vào khe chồng mí, hoặc nước tràn khi mưa lớn, ngoài ra việc thi công độ dốc mái ngói lớn sẽ giúp mái nhà được thấy rõ ngói hơn so với những công trình có độ dốc mái thấp

Độ dốc mái nhà có quan trọng không?

Tất nhiên là rất quan trọng. Độ dốc ảnh hưởng đến khả năng thoát nước của mái mỗi khi trời mưa. Một mái nhà có độ dốc hợp lý sẽ hạn chế được tình trạng nước bị tù đọng trên mái dẫn đến dột nước thấm ngược vào trong nhà.

độ dốc mái ngói

Độ dốc mái ngói tối thiểu là bao nhiêu?

Độ dốc thẩm mỹ của mái nhà (độ dốc bao nhiêu là đẹp) còn phụ thuộc vào tỷ lệ “vàng”, mà tỷ lệ vàng là tỷ lệ giữa hai cạnh góc vuông của 1 tam giác. Từ đó suy ra góc anpha thẩm mỹ sấp sỉ từ 30 đến 35 độ là đẹp nhất. Với “tỷ lệ độc dốc vàng” này mái dốc vừa phải không quá cao sẽ làm tăng thêm diện tích mái tốn chi phí hơn nữa độ dốc quá cao cũng rất khó thi công. Bên cạnh đó nếu độ dốc thấp hơn tỷ lệ vàng này sẽ không đẹp ” nhìn căn nhà có vẻ nhu lùn” và không an toàn cho việc thoát nước.

Độ dốc mái ngói tối thiểu là bao nhiêu

Độ dốc tối thiểu nhỏ dưới 8%, độ thoát nước của mái phụ thuộc vào độ dốc nên nếu mái có độ dốc càng cao thì khả năng thoát nước càng nhanh. Độ dốc của mái cũng còn phụ thuộc vào vật liệu làm mái, nếu độ dốc càng lớn thì sẽ hao phí càng nhiều nguyên vật liệu. Do đó nhà mái bằng vẫn có tiêu chuẩn về độ dốc mái, tuy nhiên trên thực tế độ dốc của loại mái này chỉ ở mức 2% mà thôi.

Tầm quan trọng của độ dốc mái ngói tiêu chuẩn

Để đảm bảo tính thẩm mỹ, tính an toàn cũng như tuổi thọ của ngôi nhà thì độ dốc mái ngói tiêu chuẩn rất quan trọng.

Công thức tính độ dốc mái ngói

Để đảm bảo được độ an toàn, tính thẩm mỹ cũng như hạn chế được tình trạng thấm dột cho ngôi nhà thì độ dốc mái hợp lý là một trong những yếu tố không thể bỏ qua khi thiết kế nhà.

Công thức tính độ dốc mái ngói

Hệ số độ dốc mái được tính theo công thức: m = H/L = tan(α)

Độ dốc mái i% = m x 100% = H/L x 100%

Trong đó:

+ α là ký hiệu chỉ độ dốc

+ H là chiều cao mái

+ L là chiều dài mái.

Tiêu chuẩn độ dốc mái ngói – mái tôn – mái kính

Trước khi đi vào tính độ dốc theo từng loại mái, bạn cần biết cách tính các giá trị tan alpha. Những giá trị tan alpha α được quy ước có sẵn như sau:

Giá trị góc α Độ dốc mái
α=5 8%
α=10 17%
α=12 21%
α=15 26%
α=20 36%
α=25 46%
α=30 57%
α=35 70%
α=40 83%
α=45 100%

Độ dốc mái bằng

Mái bằng cần phải có độ dốc nhỏ hơn 8%. Trong quá trình thực tế, mô hình mái bằng sẽ sử dụng độ dốc thông thường rơi vào 2%.

Độ dốc mái ngói Thái – mái ngói Nhật

Mái ngói cũng được chia ra làm rất nhiều loại, tùy thuộc bạn sử dụng loại mái ngói nào và kết cấu vì kèo thép nhôm kẽm hay vì kèo gỗ, vì kèo thép hộp… mà sẽ có độ dốc khác nhau:

Độ dốc mái ngói Thái - mái ngói Nhật

+ Đối với trường hợp mái đổ bê tông rồi dán ngói trang trí bên trên thì độ dốc mái có thể lớn hơn khoảng 30-45°, nhưng không nhỏ quá hơn 20° và lớn hơn 90°. Độ dốc tối thiểu 20° để nước mưa xuống kịp chảy xuống, đặc biệt là khi mưa lớn.

+ Đối với các loại mái ngói âm – dương: Loại mái này có độ dốc ở mức 25° (40%)

+ Đối với các loại ngói mày, ngói xi măng: Độ dốc của mái thường lấy 45% – 75%

+ Đối với các loại ngói dẹt, ngói ta, ngói vảy cá, ngói móc: Mái có độ dốc 35 – 60° (70 – 200%)

.Tùy vào từng loại ngói sẽ có độ dốc khác nhau khi thi công.

Độ dốc mái ngói xi măng

Độ dốc của mái xấp xỉ khoảng 45% – 75%.

Đối với mái đổ bê tông sau đó dán ngói trang trí bên trên, độ dốc mái sẽ lớn hơn khoảng 30-45°. Tuy nhiên không nhỏ quá 20° và lớn hơn 90°.

Tiêu chuẩn độ dốc mái kính

Loại mái kính sẽ có độ dốc tối thiểu là 14-15° và độc dốc tối đa rơi vào tầm 60°.

Độ dốc mái tôn

Độ dốc rơi vào khoảng 18-35° (30-75%).

độ dốc mái tôn

Với trường hợp tôn phẳng thì có độ dốc 12- 18° (20-30%).

Đối với mái nhà lợp rơm rạ, lại cần độ dốc khá cao, thấp nhất là 45° và thường là 50° để nước mưa chảy xuống nhanh.

Cách tính độ dốc mái ngói

Nhiều người vẫn luôn thắc mắc vì sao những người thiết kế và xây dựng có thể tạo một căn nhà với độ dốc mái ngói đạt chuẩn, hoàn hảo. Thật ra là đều có công thức cả, mỗi khi thiết một căn nhà, các nhà xây dựng luôn tính toán làm sao cho phù hợp với căn nhà và nguyên liệu lợp mái. Sau đây sẽ là một số cách tính đơn giản bạn hiểu thêm về cách tính của độ dốc mái.

Độ dốc i

Độ dốc mái ngói i là thuật ngữ khá quen thuộc với những người thiết kế nhà ở hay người xây dựng. Công thức tính của độ dốc i được sử rất phổ biến vì công thức dễ hiểu và cách tính không gây quá nhiều khó khăn.

Cách tính độ dốc mái ngói

Công thức của độ dốc i như sau:

  • I% = (H/L)*100% = arctan (∝)
  • M = tan (∝)

Ví dụ: H = 10; L = 100 => Độ dốc I% = 10%

M = tan (∝) = 0,67 => Hệ số mái ∝ = 33°

Độ dốc m

Bên cạnh thuật ngữ độ dốc mái ngói i chúng ta còn có thuật ngữ độ dốc mái ngói m. Độ dốc m thường được các bác thợ xây tính theo công thức M = H/2L

Ví dụ: Đầu hồi cao H = 3m, khấu độ của mái L = 4m

=> M = 3/(2*4) = 0.75 tương đương với độ dốc mái là 75%

Công thức tính độ dốc m được cho là công thức khá đơn giản, những người không có nhiều kinh nghiệm trong ngành thiết kế nhà ở và xây dựng vẫn có thể hiểu và tính một cách bình thường.

Cách tính độ dốc mái ngói theo phần trăm

Ngoài cách tính độ dốc mái i và độ dốc mái m, chúng ta còn cách tính độ dốc mái ngói theo phần trăm.

Ví dụ: Nếu khẩu độ mái nhà bạn rộng 8m và chiều cao lên đỉnh mái là 3m thì độ dốc I%= 3/4×100%=75%.

Còn nếu độ dốc là 100% tức là khẩu độ mái 8m, chiều cao lên đỉnh mái là 4m thì độ dốc i%=4/4×100% = 100% tương đương với góc 45 độ của mái nhé.

Trên đây là những thông tin liên quan đến cách tính độ dốc mái ngói trước khi thi công làm mái ngói. Nếu quý khách có nhu cầu thi công mái nhà kèo thép nhẹ, hãy liên hệ hotline 033.747.6668 Fujitruss sẽ tư vấn chi tiết nhé!